Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Tp. Hồ Chí Minh

Với thị trường ngày càng mở rộng, Việt Nam đang thu hút một lượng lớn lao động người nước ngoài. Trong bộ luật lao động Việt Nam có những quy định riêng dành cho lao động người nước ngoài. Trong đó việc xin cấp Giấy phép lao động là quan trọng nhất nếu người nước ngoài muốn làm việc lâu dài ở Việt Nam. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các lưu ý khi xin cấp giấy phép lao động tại Tp. Hồ Chí Minh.

Đối tượng cần xin cấp Giấy Phép Lao Động tại Tp. Hồ Chí Minh

– Là người nước ngoài thực hiện hợp đồng lao động.

– Người nước ngoài di chuyển công việc trong nội bộ doanh nghiệp tại Việt Nam.

– Lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế.

– Lao động là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, chào bán dịch vụ.

– Người lao động làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

– Lao động là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.

Điều kiện để được cấp Giấy Phép Lao Động của những đối tượng trên.

– Công dân nước ngoài đã đủ 18 tuổi theo luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam.

– Có sức khỏe đảm bảo phù hợp với công việc yêu cầu.

– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

– Là chuyên gia, người có chuyên môn kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý.

– Người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh và quản lý.

– Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc giáo dục, dạy nghề.

– Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia, không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia nước đó.

Thủ tục cấp Giấy Phép Lao Động tại Tp. Hồ Chí Minh cho lao động người nước ngoài.

– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định (có thời hạn trong 12 tháng)

– Lý lịch tư pháp theo quy định.

– Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và giáo viên (Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, giấy chứng nhận chuyên gia…)

– 02 ảnh mầu 04cm x 06cm phông nền trắng, không đeo kính.

– Bản sao có chứng thực hộ chiếu (quyển nguyên).

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

+ Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ.

+ Trường hợp làm việc cho người sử dụng lao động tại Tp. Hồ Chí Minh: Hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận ký kết giữa 2 bên.

+ Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa 2 bên và giấy xác nhận làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài ít nhất 2 năm.

+Trường hợp chào bán dịch vụ: văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Tp. Hồ Chí Minh để đàm phán cung cấp dịch vụ.

+ Trường hợp làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Tp Hồ Chí Minh: Giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế được phép hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh.

+ Trường hợp người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người nước ngoài vào Tp. Hồ Chí Minh để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

+ Trường hợp nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật: Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.

Các giấy tờ theo quy định này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp. Hồ Chí Minh hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất nơi Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) đặt trụ sở chính.

Chú ý:

  • Tài liệu, hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt.
  • Phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận, văn bản chứng nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật (bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt.
  • Bản dịch, bản sao phải được công chứng Việt Nam công chứng

Quý công ty, doanh nghiệp cần tư vấn làm giấy phép lao động cho chuyên gia người nước ngoài, hãy liên hệ với chúng tôi qua các đường dây hotline để được tư vấn. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác cùng quý khách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *